Kinh nghiệm mở quán cà phê dưới 100 triệu từ A-Z

Để bắt đầu một loại hình kinh doanh nào đó dù lớn hay nhỏ thì điều cần làm trước tiên là một bản kế hoạch bài bản và chi tiết, càng chi tiết càng tốt.

Trước khi kinh doanh tốt nhất là bạn không nên chủ quan khi nghĩ rằng người ta bán tốt mình mở như vậy, mặt tiền đẹp là đương nhiên sẽ bán tốt. Nếu như không quản lý và chi tiêu hợp thì thì dù quán có đông khách thì vẫn lỗ.

Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ có một số vốn và mong muốn kinh doanh mở một quán cafe nhỏ để làm chủ để tăng thêm thu nhập và đặc biệt là được thỏa niềm đam mê bấy lâu nay. Thế nhưng con đường không trải đầy hoa hồng để các bạn bước qua, sau đây là kinh nghiệm được rút ra từ những người đi trước, hy vong sẽ giúp ích được cho các bạn để mở một quán cafe nhỏ thành công với chi phí dưới 100 triệu.

1. Nguồn vốn để mở quán cafe nhỏ
Đầu tiên, cần phải xác định nguồn vốn mà bạn phải bỏ ra. Sau đây là những đầu mục phải chi trả:

Chi phí thuê mặt bằng

Nếu như quy mô một quán cafe nhỏ tùy vào diện tích và vị trí mặt bằng sẽ có biến động về chi phí. Thông thường sẽ dao động khoảng 5-10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, bạn cần để dư ra một khoản vì sẽ phải trả 6 tháng – 1 năm và tiền đặt cọc.

Chi phí trang trí và nội thất cho quán cafe nhỏ

Với quán cafe nhỏ bình dần, về khâu trang trí bạn có thể đầu tư dần dần khi quán đã đi vào ổn định và hoạt động bền vứng. Bạn cũng có thể tìm kiếm mua đồ cũ và thanh lý để tiết kiệm chi phí hơn. Bạn có thể tham gia vào các group thanh lý đồ dùng quán cafe, nếu bỏ công ra tìm kiếm thì sẽ tìm được rất nhiều đồ còn mới và sử dụng tốt, giá thành lại hợp lý. Một số đồ dùng cần thiết phải có cho quán là:

– Bàn ghế (số lượng tùy thuộc vào diện tích của quán để bày trí cho hợp lý)

– Điều hòa, quạt gió

– Hệ thống âm thanh

– Tranh ảnh trang trí, bình hoa…

– Mạng internet, wifi…

Chi phí đầu tư trang thiết bị

Đây là đầu mục vô cùng quan trọng và đây là vật dụng tốn nhiều chi phí nhất. Bạn cần phải bỏ ra khoảng 10 – 12 triệu để đầu tư mua sắm.

– Quầy pha chế

– Tủ lạnh, máy xay đá, thùng đá

– Máy xay sinh tố, máy ép, máy siêu tốc…

– Các ly, thìa, ống hút, cốc phù hợp với đồ uống

– Các dụng cụ pha chế: ly đong nguyên liệu, cân điện tử, máy tạo bọt sữa, bình shaker…

Chi phí nguyên vật liệu

Các chi phí nguyên liệu chính gồm có đường, sữa, cafe, siro, trái cây hoa quả tươi…Chi phí cho phần này không quá nhiều vì đồ cần được mua tươi mới chứ không để tồn đọng quá lâu. Số vốn cần bỏ ra vào khoảng 3-4 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, còn các chi phí khác như thuê và đào tạo nhân viên, chi phí marketing, in ấn menu, băng rôn, tờ rơi cho ngày khai trương



Chi phí để duy trì hoạt động của quán

Tổng chi phí tối thiểu cần phải bỏ ra để mở một quán cafe nhỏ vào khoảng 100 triệu đồng. Ngoài các mức phí kể trên, còn các mức phí khác cần lưu ý là: Tiền điện, nước, lương nhân viên, bảo trì hoặc hỏng hóc máy móc…cũng không thể bỏ qua. Ở những tháng đầu khi mới kinh doanh thường hay thua lỗ, chính vì thế, bạn cần dự trù một khoản tiền để duy trì quán hoạt động, hãy chuẩn bị nhiêu hơn mức tối thiểu này.

2. Các giấy tờ phải có để mở quán cafe nhỏ
Để mở một quán cafe nhỏ hợp pháp thì chủ quán cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Giấy phép kinh doanh: Liên hệ với UBND quận/huyện hoặc Sở kế hoạch đầu tư tình/thành phố và làm theo hướng dẫn

– Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm: Việc đầu tiên là lấy mẫu tại cơ quan thẩm quyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, điền mẫu và nộp lại. Nếu cơ quan thẩm định cơ sở đủ tiêu chuẩn thì sẽ được cấp chứng nhận.

– Nộp thuế đúng quy đinh: Thuế giá trị gia tăng, thuê môn bài theo năm, thuế thu nhập cá nhân. Hãy liên hệ các chi cục Thuế tại Quận và làm theo hướng dẫn.

3. Một số kinh nghiệm không thể không biết khi mở quán cafe nhỏ

Lựa chọn mặt bằng

Tùy vào ngân sách mà lựa chọn mặt bằng cho phù hợp. Những nếu vị trí đẹp là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của quán cafe. Một số lưu ý khi lựa chọn mặt bằng là:

– Trung tâm, nơi nhiều người qua lại, những nơi nhiều trường học, văn phòng làm việc

– Nếu không đủ vốn thì có thể lựa chọn mặt bằng trong ngõ nhưng ngõ phải thông, không phải hẻm cụt và có chỗ để xe cho khách hàng.

– Không nên chon mặt bằng đường 1 chiều

– Cần tìm hiểu kỹ lưỡng xem khu vực ấy có nằm trng dự án quy hoạch hay không

– Khảo sát kỹ xem mặt bằng có cần sửa sang nhiều không, có tận dụng được gì không

Tạo menu đồ uống

– Đồ uống ngon, có nét đặc trưng và tạo điểm nhấn khác biệt so với các quán khác

– Đồ uống trang trí bắt mắt. Trong khi thị trường cạnh tranh ngày càng cao thì ngoài ngon ra thì cần lưu ý đến yếu tố thẩm mỹ.

– Bắt trend tốt. Cập nhật liên tục xu hướng thị trường và chỉnh sửa menu cần thiết.

– Đồ uống ngon, bắt mắt nhưng vẫn phải đảm bảo cost thấp. Hãy tối ưu, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguyên liệu nhắm tối đã lợi nhuận chung.

– Đồ uống đảm bảo tươi ngon, nguyên vật liệu mới, tránh trường hợp tồn kho nguyên liệu.

Set up quán

Hãy định hình không gian quán, phong cách bày trí cho quán sao cho phù hợp với mục tiêu, đối tượng khách hàng và ngân sách hiện có.

Các bước để có một không gian quán đẹp, phù hợp là:

Bước 1: Trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết về pha chế, tư suy kinh doanh

Bước 2: Lựa chọn phong cahcs quán, tệp khách hàng mục tiêu quán. Với số vốn nhỏ thì nên lựa chọn khách hàng mục tiêu là người bình dân.

Bước 3: Thiết kế bố trí không gian thoáng, đẹp, mới lạ dựa theo ngân sách hiện có

Bước 4: Lên menu đồ uống

Bước 5: Mua phần mềm quản lý nhằm tối ưu nhân sự và tiết kiệm thời gian công sức

 

 

 

 

 

 

 

Đánh Giá post