Khởi nghiệp Cà phê: Vì sao chỉ có 10% người thành công?

Kinh doanh quán cà phê tưởng dễ nhưng không dễ.Với sự phát triển của ngành Du lịch như hiện nay thì thị trường kinh doanh quán cà phê là “một miếng bánh béo bở” thu hút nhiều nhà đầu tư và đặc biệt ngay cả giới trẻ – những người đang có mong muốn khởi nghiệp.

Sự hấp dẫn này đã khiến cho cuộc chiến cạnh tranh trong ngành trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Có rất nhiều quán thu hút được lượng đông khách hàng với tình trạng chật kín chỗ gửi xe, nhưng cũng có quán mới mở được 2-3 tháng đã phải rục rịch đóng cửa.

Có hàng ngàn câu trả lời lý do vì sao bạn thất bại. Nhưng trong số đó, đại đa số đó chính là do “chưa tới số làm ăn”.

Kinh doanh cà phê đây không phải là một trò chơi may rủi vì vậy nếu có thất bại thì lý do lớn nhất chính là ở chính bạn, hãy nghiên cứu và đừng lặp lại những sai lầm dẫn đến phá sản chỉ vì chủ quan và thiếu hiểu biết. Xác định kinh doanh quán cà phê bạn đã phải xác định 90% trong đó là khả năng thất bại vậy 90% khả năng thất bại đến từ đâu?

1. Lựa chọn mặt bằng không phù hợp

Mặt bằng là một số yếu quan trọng trong vấn đề kinh doanh. Trừ khi quán của bạn đã được hình thành từ lâu đời và đã có thương hiệu thì khách hàng họ có thể sẵn sàng để đi lòng vòng qua ngõ hẻm để vào quán bạn. Còn nếu bạn mới khởi nghiệp thì hãy lựa chọn địa điểm phù hợp với khách hàng, họ sẽ không vòng một vòng qua đường ngược chiều để đến quán của bạn, họ cũng sẽ không gửi xe cách nhiều km vì để đến quán bạn uống cà phê (vì quán bạn không có chỗ để xe, vỉa hè rất nhỏ)

Lời khuyên: Hãy xác định nhóm khách hàng mục tiêu của mình từ đó lựa chọn mặt bằng phù hợp.

2. Không có định hướng chiến lược rõ ràng

Sai lầm lớn nhất đó chính là sự qua loa khi bắt đầu kinh doanh theo kiểu là sản phẩm gì cũng đem ra bán, giá có lời là được hoặc địa điểm mình đẹp không cần phải truyền thông khách hàng tự biết. Hãy cùng xem xét một số sai lầm như sau:

a. Chiến lược về sản phẩm

Bạn không xây dựng được chiến lược rõ ràng về phát triển và sử dụng sản phẩm, bạn tập trung vào việc càng nhiều sản phẩm càng tốt nhưng quên mất rằng “không ngon thì đừng có bán”. Hoặc sản phẩm của bạn phụ thuộc tất cả vào người pha chế vì bạn không am hiểu về những thức uống này dẫn đến việc không kiểm soát được về chất lượng. Những sản phẩm của quán bạn không có gì đặc biệt và chỉ toàn là những sản phẩm thông dụng trên thị trường nó tạo nên sự nhàm chán cho khách hàng.

Lời khuyên: Hãy am hiểu về ngành nghề mà bạn kinh doanh, bạn có thể đi làm thêm để trải nghiệm hoặc đơn giản hơn hãy đăng ký Khóa học Pha chế để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết. Hãy xây dựng cho mình thực đơn riêng của quán với những cái tên thật đặc biệt. Ví dụ: Sinh tố Tèo, Cà phê Tí…chẳng hạn.

b. Chiến lược về giá

Sai lầm chủ yếu xuất phát từ việc chúng ta đang tính giá sản phẩm vào mức tăng mà kế toán đề xuất, hãy thay đổi bằng cách định giá theo sự “thấu hiểu” của khách hàng vào sản phẩm. Khách hàng sẽ thấy khó chấp nhận nếu một lon coca ngoài thị trường bán 15.000 đ mà tại quán của bạn bán tới 50.000 đ.

Lời khuyên: Bạn không nên sử dụng công thức tính giá chung cho thực đơn, hãy định giá theo thị hiếu khách hàng và xu hướng tiêu dùng. Có thể những món quen thuộc như coca, pepsi… hãy hạ giá bằng giá thị trường, bạn tập trung lợi nhuận từ các món riêng mang “ thương hiệu” và “ gây nghiện” trong tâm trí khách hàng. Ví dụ Sinh Tố Tèo được bán với giá cao vì chỉ tại quán bạn mới có.

c. Chiến lược về nhân sự

Nhân viên là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho quán bạn. Cốt yếu để thành công trong ngành Dịch vụ không năm ở chữ ‘ ăn uống” mà nằm ở chữ “ dịch vụ”. Và nhân viên của bạn đã tạo nên “dịch vụ” đó.
Sai lầm đó chính là khi chúng ta tuyển dụng ồ ạt, không có sự lựa chọn phù hợp và không có chương trình training cụ thể. Dẫn đến việc có thể tay nghề nhân viên tốt nhưng thái độ phục vụ kém thì việc khách hàng rời xa bạn là điều dễ hiểu.

Lời khuyên: Không nên coi nhẹ về vấn đề nhân viên hãy tập trung vào khâu tuyển dụng đào tạo và phát triển. Hãy đảm bảo bạn luôn quan tâm đến quyền lợi của nhân viên một cách hợp lý.

d. Chiến lược về Marketing

Bạn cho rằng kinh doanh quán cà phê rất đơn giản, chỉ cần sản phẩm ngon mặt bằng đẹp là đủ. Nhưng thực tế nếu bạn không sử dụng những phương thức Marketing thì việc dậm chân tại chỗ hoặc thụt lùi là điều khó tránh khỏi. Bởi đối thủ của bạn luôn rình rập xung quanh bạn.

Lời khuyên: Hãy trở thành người chủ thông thái bằng cách xây dựng cho mình những chiến lược truyền thông, quảng bá phù hợp. Sử dụng tối đa truyền thông trên mạng xã hội để thu hút khách hàng của mình. Hãy nghĩ cho mình những điều thật sự khác biệt.

e. Chiến lược về tài chính

Tài chính là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển quán cà phê của bạn. Bạn chỉ chăm chú làm cho khách hàng hài lòng bằng cách đưa ra giá thấp mà không tính đến việc chi phí bạn bỏ ra rất nhiều cho thuê mặt bằng, nhân viên và chi phí nguyên liệu.

Lời khuyên: Bạn cần có hoạch định tài chính cụ thể, nắm được số vốn bạn đang có và định hướng cách sử dụng chúng. Hãy định giá phù hợp để vừa thu lợi nhuận và có thể làm hài lòng khách hàng.

Đánh Giá post